cac-nha-khoa-hoc-cua-stanford-da-che-tao-thanh-cong-loai-pin-lam-tu-phan-bon-va-chat-thai-dong-vat-gia-thanh-cuc-re1

Loại pin này được làm từ Urea – một hợp chất thường được sử dụng để làm phân bón và là thành phần chính trong chất thải của động vật có vú, và nó rẻ hơn những viên pin cùng loại tới 100 lần.

Vốn nổi tiếng là cái nôi của những ý tưởng sáng tạo, những phát kiến mới mẻ, vừa đầu tuần qua, Đại Học Stanford đã thông báo rằng các nhà khoa học của họ đã phát triển thành công một loại pin mới, báo giá điện mặt trời hộ gia đình giá cực rẻ và đặc biệt là có khả năng lưu trữ năng lượng tái tạo.

Đây chắc chắn là một bước đột phá mới, tuy nhiên điều khiến nó trở nên vô cùng ấn tượng, đó chính là việc họ đã sử dụng Urea – một hợp chất thường được sử dụng để làm phân bón và là thành phần chính trong chất thải của động vật có vú – để làm nên chúng. Ngoài yếu tố kể trên ra, viên pin sử dụng urea có giá thành rẻ hơn loại pin mà họ từng chế tác ra vào hồi năm 2015 tới 100 lần.

cac-nha-khoa-hoc-cua-stanford-da-che-tao-thanh-cong-loai-pin-lam-tu-phan-bon-va-chat-thai-dong-vat-gia-thanh-cuc-re1

Ngoài việc sử dụng urea, giáo sư khoa Hóa học của đại học Stanford Hongjie Dai và thạc sỹ Michael Angell (hai kỹ sư đang tiến hành phát triển viên pin) đã lựa chọn sử dụng các cực điện bằng graphite và nhôm để giữ giá thành rẻ.

Tựu chung, dien nang luong mat troi nhờ có phát minh của Dai và Angell, khả năng tích trữ một số lượng lớn năng lượng tái tạo để sử dụng trong tương lai đã tăng lên đáng kể. Khi đặt nó lên bàn cân với loại pin mà họ sản xuất ra 2 năm trước, họ đã áp dụng công nghệ mới để tránh việc sử dụng chất điện phân đắt tiền, nhờ vậy mà giữ được giá thành rẻ hơn đáng kể.

“Về cơ bản mà nói, chúng tôi đã tạo ra được một loại pin bằng vật liệu rẻ và nhiều nhất mà bạn có thể tìm thấy trên trái đất,” Dai nói. “Và hiệu năng của nó cũng không hề tồi tệ đâu nhé.”

cac-nha-khoa-hoc-cua-stanford-da-che-tao-thanh-cong-loai-pin-lam-tu-phan-bon-va-chat-thai-dong-vat-gia-thanh-cuc-re2

Trong thời gian tới, nang luong mat troi Dai và Angell dự định sẽ tìm hiểu sâu hơn về quy trình hóa học của viên pin để từ đó tìm ra cách kéo dài tuổi thọ của chúng. Để viên pin đạt được chất lượng thương mại – và phục vụ cho mục đích lưu trữ số lượng lớn – nó phải “trụ” được ít nhất 10 năm.

Theo các tính toán của các nhà khoa học, đội ngũ này cho biết pin của họ được thiết kế để sạc đầy lại hoàn toàn chỉ trong 45 phút và có tuổi thọ đến 1.500 chu kỳ sạc. Các bằng sáng chế cho thiết kế của pin đã được đăng ký – do công ty mà Dai thành lập, có tên AB Systems nộp lên Ủy ban Quản lý Bản Quyền – bước đi tiếp theo của bộ đôi này, đó là hoàn thành phiên bản thương mại của viên pin mà thôi.

Nguồn: Genk (Theo Digital Trends)

Bài viết tương tự