37447258-9101881-image-m-35_1609413592855

Cả đương kim vô địch Viettel lẫn á quân Hà Nội FC đều chưa thắng, thậm chí chỉ ghi được một bàn sau hai trận. Mùa giải 2021 xem ra đang đảo lộn mọi dự báo.

Xem thêm: nhà cái bóng đá

Thông thường, khi mùa giải mới trải qua hai vòng, mọi nhận định đều chỉ mang tính chất phỏng đoán. Nhưng V-League 2021 thì khác. Thời điểm bắt đầu chỉ cách lúc kết thúc mùa 2020 chưa đầy hai tháng, về lý thuyết là không đủ để thực hiện một cuộc cách mạng nào đó về lối chơi, cũng như biến động lực lượng do điều kiện mua sắm ngoại binh rất khó khăn vì Covid-19. Tiêu biểu là trường hợp của Lee Nguyễn với chỉ hai ngày tập trung cùng CLB TP HCM. Vì vậy, không thể nói là Hà Nội hay Viettel yếu đi hay mất cảm hứng thi đấu. Họ vẫn là hai ứng viên lớn nhất của chức vô địch mùa này.

Tiến Linh mừng bàn thắng vào lưới Hà Nội, giúp Bình Dương giành trọn vẹn ba điểm ở sân Hàng Đẫy. Ảnh: Lâm Thỏa.

Nếu căn cứ theo kết quả của giai đoạn I mùa trước, tình hình cũng chưa đến mức tồi tệ. Hà Nội khi đó chỉ thắng năm trận, thua đến ba nhưng vẫn xếp thứ tư để giành quyền lọt vào top 8 đua vô địch. Con số này của Viettel là sáu và ba. Thế nên, mục tiêu của hai đội bóng trong hai vòng còn lại trước khi nghỉ Tết Nguyên Đán là đừng thua thêm nữa.

Nhưng, nói như vậy không có nghĩa mọi thứ vẫn ổn. Những đối thủ mà họ đối đầu đều không quá mạnh, chưa kể việc được đá sân nhà. Nhưng cả Hà Nội lẫn Viettel đều thua. Hàng công của hai đội từng ghi đến 40 bàn (mỗi đội 20 bàn) trong giai đoạn 1 mùa trước thì đến nay chỉ mới kiếm được một bàn.

Tiến Linh mừng bàn thắng vào lưới Hà Nội, giúp Bình Dương giành trọn vẹn ba điểm ở sân Hàng Đẫy. Ảnh: Lâm Thỏa.
Tiến Linh mừng bàn thắng vào lưới Hà Nội, giúp Bình Dương giành trọn vẹn ba điểm ở sân Hàng Đẫy. Ảnh: Lâm Thỏa.

Thực tế, hai vòng đầu tiên chứng kiến số lượng bàn thắng giảm đến mức đáng kể. Vòng 1 chỉ 12 bàn, vòng 2 tăng lên 15 bàn nhưng có năm bàn diễn ra ở trận đấu “điên rồ” giữa hai đội bóng đã dằn túi ba điểm tại trận ra quân là Hải Phòng và Nam Định. Như vậy, sau 14 trận, chỉ có 27 bàn, trung bình chưa đến hai bàn mỗi trận. Có đến sáu trong 14 trận đã kết thúc với tỷ số 1-0, chỉ hai trận mà tỷ số chênh lệch từ hai bàn trở lên. Nhìn vào các con số đó để thấy việc giành chiến thắng ở V-League 2021 thực sự nan giải khi các đội đều đặt mục tiêu “sinh tồn” lên hàng đầu, sẵn sàng phá hủy lối chơi của đối thủ kể cả chấp nhận mình cũng không thể giành chiến thắng.

Lấy trận Bình Định – Sài Gòn làm ví dụ. Trận này Bình Định đá ở sân Nha Trang (do sân nhà Quy Nhơn chưa hoàn thiện), tức là chẳng có lợi thế gì cả. Toàn trận, họ chỉ sút đúng hướng một lần và ghi một bàn. Nhưng điều quan trọng là họ khiến cho Sài Gòn sút đến chín lần mà chẳng lần nào tạo ra sự nguy hiểm. Về lý thuyết, Sài Gòn là ứng cử viên vô địch còn Bình Định chỉ là tân binh, nhưng chỉ cần các giải pháp về chiến thuật, HLV Nguyễn Đức Thắng đã kéo gần trình độ giữa hai đội sát đến mức có thể. Một ví dụ khác là trận Thanh Hóa đá với nhà vô địch Viettel. Suốt 90 phút, cầu thủ đôi bên chỉ tung ra tám cú sút. Còn lại, hai đội mất nhiều thời gian vào các tình huống tranh chấp, ngăn chặn lẫn nhau nhiều hơn là hướng về phía trên để tìm bàn thắng. Trận đấu kết thúc với tỷ số 0-0, phản ánh chính xác những gì diễn ra trên sân và sự khắc nghiệt của V-League mùa này.

Chính vì thế, mọi thứ chưa đến mức tồi tệ nhưng Hà Nội và Viettel đang đối diện với những khó khăn không dễ giải quyết. Muốn vào top 6 đua vô địch ở giai đoạn II, họ không những cần tránh thua thêm mà còn phải thắng càng sớm càng tốt. Nhưng mùa này, chẳng đối thủ nào dễ chịu cả. Một đội bóng như Hà Nội mà chỉ ghi một bàn, đó là dấu hiệu của việc bị bắt bài. Họ cần thêm sự đột biến từ các ngôi sao như Nguyễn Quang Hải hay các pha xâm nhập vùng cấm của các tiền vệ. Trong khi đó, vấn đề của Viettel là không có tay săn bàn chất lượng trên hàng công khi tân binh Pedro mất đi đối tác Geovanne như hồi còn đá cho Sài Gòn FC.

Đấy chính là những điều mà HAGL hay TP HCM đang có để cải thiện sức mạnh trong những vòng đấu tới. Những con người như Kiatisuk Senamuang hay Công Phượng đủ tài năng và nguồn cảm hứng để tạo ra sự thay đổi chất lượng thi đấu của HAGL. Dù trận thắng SLNA 2-1 có phần may mắn, nhìn tổng thể thì HAGL hứa hẹn được sự tươi mới. Sau hai trận, họ đã tung ra 23 cú sút – tỷ lệ cao nhất giải. Tấn công, sút mãi mà ghi được bàn thì tinh thần sẽ tốt dần lên thôi.

Trong khi đó, Lee Nguyễn xứng đáng được quan tâm bậc nhất trong những vòng đấu tới. Xung phong ra sân, ngôi sao có đẳng cấp cao nhất tại V-League ngay lập tức thể hiện phẩm chất thủ lĩnh. Anh di chuyển ít nhưng chọn vị trí tuyệt hảo. Anh không tham gia nhiều vào các pha bóng tấn công nhưng vẫn là một play-maker mà không có đội bóng nào tại V-League có được. Quan trọng hơn, Lee Nguyễn còn thể hiện tầm ảnh hưởng của mình khi… “chỉ đạo” các đồng đội cách di chuyển, chuyền bóng. Đôi lúc, cứ tưởng anh đang làm HLV trên sân.

Tầm ảnh hưởng ấy của Lee Nguyễn trước mắt đã giúp TP HCM giành chiến thắng đầu tiên. Nhưng cũng có thể tạo ra sự xung đột với HLV Alexandre Polking nếu cả hai không cùng quan điểm về lối chơi. Đấy chính là bài toán dành cho TP HCM, một đội bóng có đủ lực để tranh đua vô địch nhưng lại không có sự ổn định về khía cạnh chuyên môn khi chỉ trong năm năm đã có đến ba đời HLV ngoại với các phong cách tương đối khác biệt.

Bài viết tương tự