mam-qua-cho-dam-hoi-theo-phong-tuc-mien-nam-7

Theo phong tục nước ta, một lễ cưới trọn vẹn sẽ bao gồm ba nghi lễ chính. Sau khi nhà trai thực hiện lễ dạm ngõ thì sẽ tiến hành lễ ăn hỏi ở nhà gái, sau đó mới tới lễ cưới hai bên. Như vậy, lễ ăn hỏi được coi là lễ thông báo chính thức với hai bên gia đình về việc hứa gả con cái. Theo vùng miền, lễ ăn hỏi lại có thủ tục khác nhau. Hôm nay nha hang tiec cuoi Callary sẽ giới thiệu đến các bạn những quả thường được chọn cho lễ ăn hỏi của người miền Nam.

Bên cạnh việc trang tri tiec cuoi ấn tượng, các khách mời, họ hàng đôi bên cũng chú ý đến việc chuẩn bị lễ vật của nhà trai khi mang đến nhà gái bởi mâm quả được tượng trưng cho lời hứa hẹn của nhà trai, khi xin đón cô gái về làm dâu.

Mâm trầu cau

Người Việt ta có câu “Miếng trầu là đầu câu chuyện”, bởi vậy hình ảnh của tráp trầu câu tươi xanh không thể nào vắng bóng trong bất kì mâm quả cưới nào. Hơn nữa, trầu cau lại tượng trưng cho tình yêu sắt son, mặn nồng của cặp uyên ương.

Mâm quả cho đám hỏi theo phong tục miền Nam

Trong mâm quả, trầu cau nên được để nguyên buồng tránh cắt nhỏ, quả cau phải thật đều tròn và tươi. Người miền Nam thường chọn số cau là số lẻ, với tổng 105 quả bởi nó mang hàm ý sinh sôi nảy nở, trăm năm hạnh phúc. Và cứ mỗi quả câu lại xuất hiện thêm 2 lá trầu, vị chi sẽ là 210 lá.

Trà, rượu và nến

Mang ý nghĩa quan trọng không kém là mâm quả trà, rượu. Đây là lễ vật thể hiện sự tôn kính của bậc con cháu đối với các vị gia tiên, là lời mời tổ tiên về chứng giám và chúc phúc cho cặp đôi chuẩn bị kết hôn.

Mâm quả cho đám hỏi theo phong tục miền Nam

Mỗi chi tiết trong trang tri tiec cuoi đều có hàm ý nhất định. Và hương vị cay nồng của rượu mang theo ngụ ý cầu chúc cho cuộc sống hôn nhân sau này của cặp vợ chồng trẻ sẽ có nhiều khoảnh khắc ấm áp và nồng nàn bên nhau.

Hơn nữa, tại miền Nam, tráp lễ của nhà trai chuẩn bị nhất thiết phải có cặp nến khắc long phụng để thắp trên bàn thờ tổ tiên nhà gái.

Bánh phu thê

Một mâm không thể nào thiếu trong các loại mâm quả đám hỏi, chắc chắn chính là mâm bánh Phu Thê. Người miền Nam còn hay gọi vui là cặp bánh âm dương, đây là biểu tượng cho sự hòa hợp của đất trời.

Mâm quả cho đám hỏi theo phong tục miền Nam

Âm dương đồng thuận thể hiện sự kết nối bền chặt trong cuộc sống của cặp đôi vợ chồng trẻ sau này. Nha hang tiec cuoi Callary xin lưu ý, mâm quả bánh phu thê của người miền Nam khi ra tới miền ngoài có thể sẽ được thay bằng bánh cốm-món bánh đặc trưng của người miền Bắc.

Xôi gấc

Xôi là món ăn truyền thống của người Việt Nam, món ăn này không chỉ là văn hóa ẩm thực mà nó còn mang ý nghĩa ấm no đầy đủ. Hơn nữa, màu đỏ từ hạt gấc như là lời chúc cho đôi lứa luôn sắt son bền chặt.

Mâm quả cho đám hỏi theo phong tục miền Nam

Thông thường mâm xôi gấc sẽ đi cùng với gà luộc, cũng có khi chỉ có duy nhất xôi và đi kèm thêm tráp heo quay riêng.

Hoa quả

Ở vùng trong, người dân thường chọn các loại mâm hoa quả có đủ cả táo, nho, mãng cầu, đu đủ, xoài… Mỗi loại quả được chọn sẽ có tên, hương vị hoặc hình ảnh liên tưởng đến sự ngọt ngào, đầm ấm.

Mâm quả cho đám hỏi theo phong tục miền Nam

Trái cây mà bạn chọn cho mâm hoa quả có thể rất đa dạng, tuy nhiên, nha hang tiec cuoi Callary nghĩ nên tránh lựa chọn những loại quả có cái tên không may mắn như chuối, cam, lê, bom, lựu… những trái có vị đắng, chát, hay gai góc.

Heo quay

Ngoài những lễ vật là đồ ngọt như bánh, trái cây thì vị mặn của mâm thịt sẽ làm cho bộ tráp lễ được đầy đủ. Nếu ở mâm xôi gấc không kèm gà luộc, thì nhà trai thường sẽ mang theo mâm heo sữa quay.

Mâm quả cho đám hỏi theo phong tục miền Nam

Ngoài 6 mâm quả đám hỏi phổ biến trên, ở miền Nam những có nhà có điều kiện còn tặng thêm cho cô dâu tráp quần áo, trang sức và tráp lễ này sẽ được chính mẹ chồng trao cho con dâu tương lai trước khi ra mắt hai họ.

—>> Xem thêm: nhà hàng tiệc cưới quận 3

Bài viết tương tự