nguyên nhân hình thành sẹo thâm ở chân

Sẹo thâm khiến nhiều người tự ti không dám mặc đồ ngắn kể cả khi trời nóng. Nếu bạn đang đi tìm những phương pháp trị thâm sẹo ở chân hiệu quả nhất, đừng bỏ qua bài viết này nhé.

I. Nguyên nhân hình thành sẹo thâm ở chân là do đâu?

Sẹo thâm là những vết sẹo hình thành từ vùng da bị tổn thương nhưng không được bảo vệ đúng cách. Vùng da bị tổn thương bị tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời và các yếu tố môi trường khác gây sản sinh hắc sắc tố melanin, khiến vết sẹo có màu sẫm.

Có rất nhiều nguyên nhân hình thành sẹo thâm ở chân có thể kể đến như:

  • Tai nạn, ngã xe: Những va đập gây ra do tai nạn xe cộ tạo nên những vết thương hở và để lại sẹo.
  • Côn trùng cắn: Bị các côn trùng như muỗi, ong, kiến,… cắn gây ra cảm giác ngứa ngáy khó chịu, đôi khi gây ra những vết thương hở do gãi và từ đó hình thành nên sẹo thâm.
  • Bỏng bô xe: Bỏng bô xe cũng như các vết bỏng do tác động nhiệt khác gây tổn thương da và cũng để lại sẹo thâm trên chân.
  • Vết thương hở, phẫu thuật: Các vết thương sau phẫu thuật thường cần thời gian rất lâu để lành lặn và nếu không chăm sóc đúng cách, vết sẹo có thể trở nên nghiêm trọng hơn và khó điều trị hơn rất nhiều.

II. Bật mí 12 cách trị sẹo thâm ở chân hiệu quả nhất

Mức giá trị sẹo thâm ở chân tại các trung thâm thẩm mỹ trên thị trường không hề rẻ. Tuy nhiên, sẹo thâm hoàn toàn có thể được chữa khỏi nếu như bạn biết chăm sóc da đúng cách. Cùng tham khảo 12 cách trị sẹo thâm lâu năm ở chân đơn giản dưới đây và tìm ra cách phù hợp nhất dành cho mình nhé. 

1. Trị sẹo thâm ở chân bằng nghệ

Nghệ vốn là nguyên liệu được sử dụng trong điều trị sẹo từ lâu đời. Sự hữu hiệu của phương pháp này nằm ở tinh chất curcumin có trong nghệ, giúp kháng viêm hiệu quả, ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập vào vết sẹo, đồng thời có tác dụng kích thích tái tạo tế bào da, giúp thay thế tế bào thâm sạm bằng tế bào mới, từ đó làm mờ vết thâm hiệu quả.

Nguyên liệu cần chuẩn bị: 1 củ nghệ tươi.

Cách thực hiện:

  • Nghệ bạn đem rửa sạch, bỏ vỏ rồi giã hoặc xay nhuyễn, chắt lấy nước cốt.
  • Sau khi vệ sinh sạch sẽ vùng da chân, thoa nước cốt nghệ lên vết sẹo.
  • Kết hợp massage nhẹ nhàng cho da trong khoảng 1 – 2 phút.
  • Để nghệ khô tự nhiên trên da trong khoảng 20 phút rồi rửa lại với nước sạch. 

Tần suất thực hiện: Bạn nên áp dụng cách này cho chân 2 lần/ngày sáng và tối, đều đặn hằng ngày.

Lưu ý: Nghệ dễ để lại vết vàng trên da, bạn có thể dùng sữa rửa mặt hoặc xà phòng để rửa sạch bề mặt da sau khi trị sẹo thâm ở chân bằng nghệ.

2. Trị sẹo thâm ở chân bằng nước cốt chanh

Nước cốt chanh giúp trị thâm sẹo ở chân rất tốt. Trong chanh có chứa axit citric và Vitamin C giúp kháng viêm, chống oxy hóa, ngăn ngừa sự hình thành và tiến triển của sẹo. Bên cạnh đó, chanh cũng giúp làm sáng da từ sâu bên trong, trị thâm sẹo ở chân nhanh chóng.

 

Nguyên liệu cần chuẩn bị: Vài quả chanh tươi.

Cách thực hiện:

  • Chanh trước hết rửa sạch, rồi vắt lấy nước cốt, bỏ hạt.
  • Vệ sinh bề mặt da bằng nước, lau khô bằng khăn mềm.
  • Thoa nước cốt chanh lên chân ở những vùng da sẹo thâm.
  • Kết hợp massage nhẹ nhàng để da thẩm thấu các dưỡng chất.
  • Để nước cốt chanh khô tự nhiên trên da khoảng 10 phút.
  • Cuối cùng, bạn rửa sạch chân rồi dưỡng ẩm cho da.

Tần suất thực hiện: Bạn sử dụng chanh khoảng 2-3 lần/tuần sẽ giúp trị thâm đen trên chân nhanh chóng.

Lưu ý: Không nên lưu lại nước cốt chanh trên da quá lâu dễ gây tổn thương da.

3. Trị sẹo thâm ở chân bằng nha đam

Trong nha đam có chứa nhiều chất kháng viêm, chất chống oxy hóa giúp ngăn ngừa sự phát triển của sẹo. Đồng thời, nha đam với độ ẩm cao cũng làm tăng độ đàn hồi cho da, cung cấp các khoáng chất và Vitamin nuôi dưỡng da từ bên trong, kích thích thay thế tế bào sậm màu. Từ đó giúp trị sẹo thâm chân tay một cách nhanh chóng.

Nguyên liệu cần chuẩn bị: Vài nhành nha đam tươi.

Cách thực hiện:

  • Nha đam đem  bỏ vỏ ngoài rồi lấy phần gel bên trong giã hoặc xay nhuyễn.
  • Vệ sinh bề mặt da với nước, lau khô lại bằng khăn mềm.
  • Thoa phần gel nha đam lên vị trí vết sẹo thâm ở chân.
  • Massage nhẹ nhàng quanh vết sẹo trong vài phút.
  • Để nha đam khô tự nhiên trên da khoảng 20 phút,
  • Sau đó, rửa lại da với nước sạch.

Tần suất thực hiện: Hãy áp dụng cách này đều đặn hằng ngày để trị sẹo thâm tay chân nhanh nhất nhé.

Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm một số phương pháp trị sẹo thâm ở chân bằng nha đam khác để có được hiệu quả điều trị tốt nhất.

4. Trị sẹo thâm trên chân bằng rau má

Rau má cũng là một bài thuốc trị sẹo thâm rất tốt nhờ các chất chống oxy hóa giúp ngăn ngừa sẹo phát triển đồng thời hạn chế tình trạng giãn tĩnh mạch dưới da. Tinh chất rau má thường được áp dụng rộng rãi trong các bài thuốc điều trị sẹo.

Nguyên liệu cần chuẩn bị: Một nắm rau má tươi.

Cách thực hiện:

  • Rau má đem rửa sạch, cho vào nồi rồi thêm nước bằng mặt.
  • Đun sôi vài phút, sau đó chắt nước rau má ra chai để dùng.
  • Sau khi vệ sinh sạch vùng da sẹo trên chân với nước sạch, lau khô bằng khăn mềm.
  • Thoa trực tiếp nước rau má lên vết sẹo và massage nhẹ nhàng trong vài phút.
  • Để nước rau má trên da khoảng 15 phút rồi rửa lại bằng nước sạch.

Tần suất thực hiện: Bạn dùng rau má cho vết sẹo đều đặn hằng ngày sẽ giúp trị sẹo thâm trên chân rất tốt.

5. Sử dụng cà chua trị sẹo thâm ở chân

Cà chua cũng được dùng để trị vết thâm rất tốt nhờ các chất chống oxy hóa – vitamin A, C và E. Những thành phần này ngăn ngừa sự tiến triển của vết sẹo, đồng thời làm sáng da và kích thích tái tạo tế bào, từ đó làm mờ vết thâm sẹo nhanh chóng.

Nguyên liệu cần chuẩn bị: 1 quả cà chua chín.

Cách thực hiện:

  • Cà chua rửa sạch, bỏ cuống rồi đem xay nhuyễn.
  • Vệ sinh da thật sạch với nước, dùng khăn mềm để lau khô
  • Đắp trực tiếp phần thịt cà chua lên da trong khoảng 15 phút
  • Sau đó, bạn rửa lại bằng nước thật sạch.

Tần suất thực hiện: Cà chua cũng rất thân thiện với da, bạn có thể sử dụng hằng ngày nhé.

 

Đọc thêm: Cách trị mắt cá chân bị thâm đen

6. Dùng mật ong để điều trị sẹo thâm ở chân 

Mật ong là thần dược cho làn da với vô vàn công dụng, trong đó có cả điều trị sẹo thâm. Mật ong có hàm lượng chất chống oxy hóa cao giúp ngăn ngừa sẹo hình thành từ ban đầu và sự tiến triển của sẹo. Đồng thời, mật ong cũng hạn chế sự xâm nhập của vi khuẩn vào vết sẹo. Bên cạnh đó, mật ong cung cấp một lượng vitamin và khoáng chất rất lớn cho da. Nhờ vậy, việc trị sẹo thâm ở chân bằng mật ong đem lại hiệu quả rất cao.

Nguyên liệu cần chuẩn bị: Mật ong nguyên chất.

Cách thực hiện:

  • Sau khi vệ sinh vùng da sạch sẽ với nước, dùng khăn mềm để lau khô
  • Dùng mật ong massage đều quanh vết sẹo ở chân trong khoảng 1-2 phút,
  • Để mật ong trên da 15 phút cho các dưỡng chất thấm sâu.
  • Cuối cùng, rửa lại da thật sạch với nước mát là đã hoàn thành.

Tần suất thực hiện: Để điều trị sẹo thâm chân tay nhanh nhất thì bạn nên dùng mật ong hằng ngày nhé.

7. Trị sẹo thâm đen ở chân với hành tây đỏ

Hành tây đỏ cũng được biết đến với công dụng điều trị sẹo rất hiệu quả. Tinh chất hành tây đỏ giúp ngăn ngừa sự xâm nhập của vi khuẩn trên da đồng thời làm sáng da, làm đều màu da từ sâu bên trong. Bên cạnh điều trị sẹo thâm, hành tây đỏ cũng giúp làm phẳng bề mặt da, ngăn ngừa sẹo lồi, sẹo lõm.

Nguyên liệu cần chuẩn bị: 1 – 2 củ hành tây đỏ.

Cách thực hiện:

  • Hành tây đỏ đem bỏ vỏ, bỏ rễ, rồi rửa sạch, cắt thành miếng nhỏ.
  • Đem hành tây đã thái nhỏ xay hoặc giã nhuyễn.
  • Rửa sạch da với nước, sau đó lau khô da bằng khăn mềm.
  • Thoa trực tiếp lên vùng da thâm sẹo ở chân, kết hợp massage nhẹ nhàng.
  • Để hành tây đỏ trên da khoảng 15 phút rồi rửa lại chân với nước sạch.

Tần suất thực hiện: Hãy thực hiện cách này hằng ngày để trị sẹo thâm tay chân hiệu quả nhất nhé.

8. Vitamin E giúp điều trị sẹo thâm trên chân hiệu quả

Sử dụng Vitamin E trị sẹo thâm cũng là bí quyết của nhiều chị em. Vitamin E giúp dưỡng ẩm cho da, đồng thời làm sáng da từ sâu bên trong, phá vỡ các hắc sắc tố trên da. Do vậy, trị sẹo thâm ở chân bằng Vitamin E được rất nhiều người tin tưởng và áp dụng.

Nguyên liệu cần chuẩn bị: Viên nang Vitamin E và mật ong nguyên chất.

Cách thực hiện:

  • Lột bỏ vỏ viên nang Vitamin E, lấy phần tinh dầu Vitamin E bên trong.
  • Thêm vài giọt mật ong rồi trộn đều để thu được hỗn hợp sánh mịn.
  • Vệ sinh da chân bằng nước và lau khô vùng sẹo bằng khăn mềm
  • Thoa trực tiếp hỗn hợp lên da và massage nhẹ nhàng trong vài phút.
  • Để khoảng 15 phút cho tinh chất thấm sâu, rồi rửa lại bằng nước sạch.

Tần suất thực hiện: Dùng Vitamin E hằng ngày sẽ giúp điều trị sẹo thâm trên chân hiệu quả.

9. Trị thâm sẹo ở chân bằng dưa chuột

Dưa chuột được sử dụng để điều trị vết thâm rộng rãi nhờ các khoáng chất như kali, axit folic cùng các vitamin A, B1… giúp loại bỏ vi khuẩn và tế bào chết, đồng thời nuôi dưỡng vùng da bị tổn thương, ngăn ngừa sẹo và làm mờ vết thâm hiệu quả.

Nguyên liệu cần chuẩn bị: 1 quả dưa chuột tươi, nước cốt chanh.

Cách thực hiện:

  • Dưa chuột rửa sạch, gọt vỏ, rồi ép lấy nước cốt.
  • Thêm vài giọt chanh vào phần nước cốt dưa chuột, trộn đều.
  • Rửa sạch da rồi dùng khăn mềm để lau khô vùng bị thâm sẹo.
  • Thoa trực tiếp hỗn hợp lên vết sẹo kết hợp massage nhẹ nhàng.
  • Để hỗn hợp trên da khoảng 15 phút rồi rửa lại bằng nước.
  • Sau đó có thể dùng thêm dưỡng ẩm cho da nếu cần.

Tần suất thực hiện: Cách này rất hiệu quả khi bạn áp dụng 3-4 lần/tuần cho chân.

10. Dùng dầu oliu để làm sạch sẹo thâm trên chân

Trong dầu oliu có chứa các chất chống oxy hóa và các chất kháng viêm giúp làm sạch da, bảo vệ vùng da bị tổn thương khỏi sự xâm nhập của vi khuẩn. Đồng thời, dầu oliu cũng cấp ẩm, tăng độ đàn hồi cho da, giúp trị thâm sẹo chân.

Nguyên liệu cần chuẩn bị: Dầu oliu nguyên chất.

Cách thực hiện:

  • Làm sạch da chân với nước, lau khô da bằng khăn mềm.
  • Dùng dầu oliu để massage vùng sẹo thâm ở chân trong vài phút.
  • Để dầu oliu trên da khoảng 15 phút rồi rửa sạch lại da.

Tần suất thực hiện: Dầu oliu có hiệu quả trị sẹo thâm trên chân rất tốt khi áp dụng hằng ngày.

Lưu ý: Nhớ rửa kỹ vùng da, tránh để lại dầu thừa trên da gây bít tắc lỗ chân lông.

11. Hết sẹo thâm ở chân với gừng 

Gừng có tính nóng cùng các hoạt chất chống viêm hiệu quả, giúp ngăn ngừa vi khuẩn và bảo vệ vết sẹo rất tốt. Gừng cũng kích thích tuần hoàn máu dưới da, giúp đánh tan những vết thâm do máu tích tụ.

Nguyên liệu cần chuẩn bị: 1-2 củ gừng tươi.

Cách thực hiện:

  • Gừng rửa sạch, bỏ vỏ rồi đem xay nhuyễn với máy xay.
  • Làm sạch da chân với nước, lau khô lại bằng khăn mềm.
  • Bôi trực tiếp phần gừng đã chuẩn bị lên vết sẹo và massage nhẹ nhàng.
  • Sau khoảng 10 phút thì rửa lại da thật sạch và dưỡng ẩm cho da nếu cần.

Tần suất thực hiện: Bạn nên sử dụng gừng 2 ngày/lần sẽ thấy tác dụng nhanh chóng.

12. Trị thâm sẹo ở chân bằng khoai tây

Khoai tây có chứa nhiều tinh bột cùng các khoáng chất giúp cho da sáng mịn, đàn hồi tốt và khỏe mạnh. Vì vậy, khoai tây cũng hỗ trợ điều trị sẹo thâm rất tốt, đặc biệt khi kết hợp với sữa tươi.

Nguyên liệu cần chuẩn bị: Khoai tây, sữa tươi không đường.

Cách thực hiện:

  • Khoai tây đem rửa sạch, gọt sạch vỏ rồi hấp đến chín mềm.
  • Nghiền khoai tây, rồi trộn đều với sữa tươi không đường.
  • Rửa sạch da với nước, lau khô lại bằng khăn mềm.
  • Đắp trực tiếp hỗn hợp lên vết sẹo thâm ở da chân và để khoảng 15 phút.
  • Cuối cùng, rửa lại da thật sạch là đã hoàn thành.

Tần suất thực hiện: Công thức khoai tây và sữa này bạn nên áp dụng 3-4 lần/tuần giúp trị sẹo thâm đen ở chân nhanh chóng.

III.Cần lưu ý điều gì khi trị sẹo thâm ở chân

Việc điều trị thâm sẹo ở chân chỉ đạt kết quả tốt khi bạn lưu ý những điều sau:

  • Hạn chế để da tiếp xúc trực tiếp với nắng để tránh làm tổn thương da và tăng cơ hội hình thành các hắc sắc tố trên da.
  • Kiên trì áp dụng các phương pháp điều trị một cách đều đặn, thường xuyên.
  • Áp dụng chế độ ăn uống bổ sung Vitamin E, C để kích thích tái tạo collagen.
  • Bạn có thể tham khảo và dùng thêm một số loại Serum trị sẹo thâm hiệu quả để đẩy nhanh quá trình điều trị.
  • Để tránh những kích ứng da không đáng có, hãy thử các hỗn hợp lên tay trước khi sử dụng cho những vùng da mỏng.

Trên đây là những công thức trị thâm sẹo ở chân hiệu quả nhất mà Anchee Clinic đã gợi ý cho bạn. Chúc bạn có một làn da sáng mịn để tự tin chọn những bộ đồ ưa thích cho mình.

Xem thêm: Trị sẹo thâm lâu năm ở chân bằng vitamin e

Bài viết tương tự