Tiểu không tự chủ (tiểu không kiểm soát, tiểu són, đái són) là một trong những vấn đề thường gặp của hệ tiết niệu, ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống sinh hoạt của người bệnh, đặc biệt là phụ nữ trên 50 tuổi. Tiểu không tự chủ ở nữ giới còn khiến người mắc tự ti, mặc cảm, gây ra nhiều tình huống “dở khóc, dở cười”. Vậy nguyên nhân của tình trạng này là gì? Cách điều trị hiệu quả ra sao?
1. Tiểu không tự chủ ở nữ giới và triệu chứng
Tiểu không tự chủ ở nữ giới là tình trạng rỉ nước tiểu ở nữ không thể kiểm soát được, khiến nước tiểu tự động chảy ra ngoài. Tình trạng này có thể dễ dàng nhận biết thông qua một số triệu chứng sau:
- Tiểu không tự chủ vào ban đêm (tiểu dầm);
- Cảm giác luôn muốn đi tiểu, cảm giác buồn tiểu đến đột ngột và thôi thúc người bệnh cần đi tiểu ngay lập tức nhưng khi đi tiểu thì chỉ có vài giọt hoặc không có nước tiểu;
- Cảm giác đi tiểu không hết ở nữ;
- Nước tiểu són ra không thể kiểm soát khi cười lớn, ho, hắt hơi, tập thể dục;
- Tiểu nhiều lần trong ngày (>8 lần vào ban ngày và >2 lần vào ban đêm).
2. Nguyên nhân tiểu không tự chủ ở nữ giới
Chứng tiểu không tự chủ ở nữ giới chủ yếu là do tổn thương hệ thần kinh trung ương, viêm đường tiết niệu, chức năng bàng quang không ổn định, thiếu hụt estrogen và chấn thương khi sinh nở,… khiến nước tiểu thoát ra ngoài một cách không kiểm soát từ bàng quang.
Nguyên nhân gây tiểu không tự chủ gồm nguyên nhân bệnh lý và nguyên nhân sinh lý. Cụ thể:
2.1. Nguyên nhân bệnh lý
Một số bệnh lý dưới đây có thể gây tiểu không tự chủ ở nữ giới, bao gồm:
- Rối loạn chức năng chế ước của bàng quang: Đây là chức năng kiểm soát việc đi tiểu của cơ thể thông qua hoạt động đóng – mở nhịp nhàng của cơ bàng quang. Tuy nhiên, ở người bị tiểu không tự chủ, cơ vòng bàng quang lại mở khi chưa được não cho phép khiến nước tiểu tự động són ra ngoài.
- Rối loạn thần kinh: Một số người bị bệnh đột quỵ, u não, Parkinson có nguy cơ cao bị tiểu không tự chủ. Điều này là do khi bàng quang đầy, tín hiệu sẽ truyền đến não. Não gửi tín hiệu xuống bàng quang, cơ vòng niệu đạo mở ra để tống nước tiểu ra ngoài. Nhưng khi gặp các rối loạn thần kinh, não không nhận được tín hiệu cần đi tiểu nên người bệnh có xu hướng tiểu không kiểm soát.
- Các bệnh lý đường tiết niệu như: nhiễm trùng bàng quang, nhiễm trùng đường tiết niệu, viêm bàng quang kẽ,… có thể gây tiểu không tự chủ ở phụ nữ.
- Khối u ở hệ tiết niệu: Khi đường tiết niệu có khối u, ung thư sẽ khiến việc đi tiểu bị ảnh hưởng, gây tiểu không tự chủ, són tiểu.
- Táo bón: Bị táo bón kéo dài sẽ gây ra áp lực nghiêm trọng lên các cơ sàn chậu và bàng quang, lâu dần sẽ dẫn đến chứng tiểu không tự chủ.
- Phụ nữ đã cắt tử cung: Ở phụ nữ, bàng quang và tử cung có mối quan hệ chặt chẽ và được hỗ trợ cùng 1 hệ thống cơ, dây chằng giống nhau. Khi phẫu thuật ở tử cung sẽ gây ảnh hưởng đến các cơ hỗ trợ sàn chậu, dẫn đến tiểu không tự chủ, tiểu són. (Bạn đọc cũng quan tâm: Bệnh tiểu không tự chủ là gì?).
2.2. Nguyên nhân sinh lý
Ngoài các nguyên nhân bệnh lý ở trên, phụ nữ có nguy cơ cao tiểu không tự chủ khi gặp một số nguyên nhân sinh lý dưới đây:
- Thai kỳ: Phụ nữ mang thai có thể bị tiểu không tự chủ do thay đổi nội tiết tố và áp lực của thai nhi tăng lên.
- Sinh con: Khi sinh con, các cơ bàng quang có thể suy yếu, tổn thương dây thần kinh bàng quang và các mô, cơ hỗ trợ. Lúc này, phụ nữ có thể bị tiểu không tự chủ, tiểu són. (Bạn đọc quan tâm: Tiểu không tự chủ sau sinh)
- Tuổi tác: Cơ bàng quang lão hóa, teo lại có thể làm giảm khả năng chứa nước tiểu của bàng quang, khả năng co bóp của bàng quang kém đi, gây tiểu không tự chủ.
- Mãn kinh: Suy giảm hormone estrogen là một nguyên nhân gây ra tình trạng tiểu không tự chủ ở nữ giới. Hormone này có chức năng giữ cho niêm mạc niệu đạo, bàng quang khỏe mạnh. Nhưng ở tuổi mãn kinh, lượng hormone estrogen giảm xuống có thể gây ra tiểu không tự chủ.
- Sử dụng một số thuốc như: thuốc điều trị xơ gan, bệnh thận, suy tim,… thường có tác dụng phụ là gây són tiểu, tiểu không tự chủ. Tuy nhiên, triệu chứng này sẽ biến mất khi người bệnh ngừng dùng thuốc.
- Tiêu thụ đồ uống có chứa caffeine: Chất này có thể làm đầy bàng quang nhanh chóng, gây hiện tượng rò rỉ nước tiểu.
3. Cách chữa tiểu không tự chủ ở nữ giới
Tiểu không tự chủ gây ra rất nhiều phiền toái cho người bệnh. Dưới đây là một số cách điều trị tiểu không kiểm soát hiệu quả cho phụ nữ được chuyên gia khuyến khích áp dụng:
3.1. Thuốc điều trị tiểu không kiểm soát
Một số loại thuốc được dùng trong điều trị tiểu không tự chủ bao gồm:
- Thuốc kháng sinh: Nếu tình trạng tiểu không tự chủ do viêm nhiễm hệ tiết niệu, bàng quang,… thì người bệnh sẽ được chỉ định dùng thuốc kháng sinh.
- Thuốc chẹn alpha: Loại thuốc này giúp làm thư giãn cơ cổ bàng quang, hỗ trợ quá trình làm rỗng bàng quang.
- Thuốc kháng cholinergic: Đây là loại thuốc được dùng phổ biến giúp làm giảm tình trạng tiểu không kiểm soát.
- Thuốc chống trầm cảm ba vòng: Loại thuốc này được sử dụng trong trường hợp tiểu không tự chủ do thôi thúc hoặc căng thẳng.
- Thuốc Mirabegron: Loại thuốc này giúp tăng lượng nước tiểu được trữ ở bàng quang, thư giãn cơ bàng quang, làm trống bàng quang hoàn toàn sau khi đi tiểu, cải thiện tiểu không tự chủ, tiểu són hiệu quả.
- Kem bôi estrogen tại chỗ vùng âm đạo, miếng dán làm trẻ hóa các mô ở âm đạo, cải thiện tiểu không tự chủ ở nữ giới.
Các loại thuốc trên tuy mang lại tác dụng điều trị khá nhanh nhưng đi kèm là rất nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng cho cơ thể. Do đó, khi dùng thuốc, bạn cần tuân thủ chặt chẽ chỉ định điều trị của bác sĩ để đảm bảo an toàn. (Bạn đọc quan tâm: Thuốc điều trị tiểu không kiểm soát)
3.2. Cách chữa tiểu không tự chủ ở nữ giới tại nhà
Ngoài các thuốc điều trị phía trên, phụ nữ bị tiểu không tự chủ có thể áp dụng một số cách điều trị tại nhà như sau:
- Luyện tập bàng quang: Mỗi khi buồn tiểu liên tục, bạn cố gắng nhịn tiểu thêm 10 phút để kéo dài thời gian giữa các lần đi tiểu lên 2 – 3 giờ.
- Đi tiểu đôi: Đi tiểu 2 lượt trong 1 lần để đào thải hết nước tiểu trong bàng quang, tránh tình trạng nước tiểu còn trong bàng quang sẽ dẫn đến tiểu không tự chủ, tiểu són. Bạn thực hiện đi tiểu như bình thường, sau đó chờ thêm 3 – 5 phút và đi tiểu lần 2.
- Chủ động đi tiểu: Bạn có thể căn giờ để đi tiểu sau 2 – 3 giờ mà không cần chờ đến khi buồn tiểu.
- Thực hiện các bài tập chữa bệnh tiểu không kiểm soát như bài tập Kegel để tăng sự dẻo dai, khỏe mạnh cho nhóm cơ kiểm soát tiểu tiện.
- Có chế độ ăn uống khoa học, bổ sung các loại trái cây, rau xanh; hạn chế đồ uống có cồn, caffeine, trà,…
- Giảm cân nếu thừa cân, béo phì.
- Tập luyện thể dục thể thao hàng ngày để tăng cường sức khỏe cũng như sức đề kháng.
3.3. Cải thiện tiểu không tự chủ ở nữ giới nhờ sản phẩm thảo dược Bảo Niệu Đức Thịnh
Ngoài các biện pháp trên, phụ nữ tiểu không tự chủ có thể tham khảo và sử dụng kết hợp sản phẩm thảo dược thiên nhiên Bảo Niệu Đức Thịnh để hỗ trợ điều trị và phòng ngừa tiểu không tự chủ hiệu quả.
Sản phẩm được bào chế dạng viên nén theo bài thuốc trị bệnh đường tiểu lâu đời của Nhà thuốc Đông y gia truyền hơn 200 năm lịch sử làm thuốc chữa bệnh cứu người – Đức Thịnh Đường. Bảo Niệu Đức Thịnh có thành phần thảo dược với các vị thuốc quý hiếm lâu đời như: Ích trí nhân, Đảng sâm, Hoàng kỳ, Đương quy, Viễn chí,… được kết hợp hài hòa theo nguyên lý Quân – Thần – Tá – Sứ của Y học cổ truyền.
Sản phẩm có tác dụng tăng cường, khôi phục chức năng chế ước bàng quang, tăng cường chức năng thận, từ đó giúp hỗ trợ điều trị tiểu không tự chủ ở nữ giới nói riêng và các vấn đề đường tiểu khác nói chung như: tiểu dầm, tiểu són, tiểu nhiều lần, tiểu đêm, tiểu ra máu, tiểu buốt, tiểu rắt,…
Bảo Niệu Đức Thịnh được Bộ Y tế cấp phép lưu hành toàn quốc, an toàn, hiệu quả cho trẻ từ 6 tuổi trở lên và người lớn. Sản phẩm lọt TOP 100 Thương hiệu nổi tiếng Đất Việt năm 2019.
Hy vọng với các thông tin về nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị tình trạng tiểu không tự chủ ở nữ giới ở trên, bạn đã có những kiến thức cần thiết để phòng và điều trị bệnh cho bản thân hiệu quả.
Nếu cần được tư vấn thêm, bạn hãy gọi hotline 087.658.8866 hoặc để lại bình luận phía dưới bài viết để các chuyên gia của Đái dầm Đức Thịnh tư vấn nhé!