Tiểu ra máu không đau là tình trạng bất thường của hệ tiết niệu và là dấu hiệu cảnh báo của nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, trong đó có viêm nhiễm đường tiết niệu, sỏi tiết niệu, có khối u hoặc ung thư tại hệ tiết niệu. Vậy đi tiểu ra máu nhưng không đau phải làm sao? cách điều trị ra sao hiệu quả, an toàn? Mời bạn tham khảo các thông tin có trong bài viết sau đây.

Tiểu ra máu không đau
Tiểu ra máu không đau

1. Tiểu ra máu không đau là gì?

Tiểu ra máu không đau có nghĩa là bệnh nhân không cảm thấy đau khi tiểu ra máu. Tiểu máu được chia thành tiểu máu đại thể và tiểu máu vi thể. Tiểu máu đại thể là nước tiểu có thể quan sát được bằng mắt thường có màu đỏ, tiểu máu vi thể chỉ có thể quan sát được qua kính hiển vi để phát hiện hồng cầu.

Tiểu máu được chia thành 2 loại:

  • Tiểu ra máu đại thể: Nhìn thấy máu trong nước tiểu khiến nước tiểu có màu đỏ, hồng hoặc đi tiểu ra cục máu đông.
  • Tiểu ra máu vi thể: Bằng mắt thường không quan sát thấy sự bất thường của nước tiểu nhưng khi xét nghiệm nước tiểu, soi nước tiểu dưới kính hiển vi sẽ thấy có các tế bào máu.

2. Nguyên nhân tiểu ra máu không đau

Tiểu ra máu thường kèm đau buốt. Tuy nhiên, tiểu ra máu không đau thường gặp ở các khối u hệ tiết niệu, chỉ những bệnh nhân chỉ bị tiểu máu mà không kèm theo các triệu chứng khó chịu khác như tiểu nhiều lần, tiểu gấp, tiểu khó. Các khối u phổ biến bao gồm ung thư bàng quang, ung thư thận và ung thư niệu quản.

Ngoài ra, tiểu ra máu nhưng không đau ở nữ và cả nam còn do nhiều nguyên nhân như các bệnh về thận, bàng quang, sỏi tiết niệu, ung thư,…

  • Viêm thận các loại: Bệnh phổ biến nhất gây ra tiểu ra máu không đau là bệnh thận mãn tính, chẳng hạn như viêm cầu thận, viêm bể thận, viêm thận do vi khuẩn,… và phổ biến nhất trong số các bệnh này là bệnh thận IgA.
  • Sỏi tiết niệu: Các viên sỏi tại thận, bàng quang, niệu quản,… có thể gây trầy xước, tổn thương niêm mạc các cơ quan, từ đó gây tiểu ra máu, thậm chí đi tiểu ra cục máu đông.
  • Do khối u, ung thư: Có đến 70% bệnh nhân ung thư thận, 75% bệnh nhân ung thư bàng quang bị tiểu ra máu không đau.
Tiểu ra máu nhưng không đau có thể là do các khối u hệ tiết niệu
Tiểu ra máu nhưng không đau có thể là do các khối u hệ tiết niệu
  • Mắc các bệnh lý toàn thân: Một số bệnh lý như rối loạn chảy máu, suy tim, nhiễm trùng huyết,… cũng có thể gây tiểu ra máu không đau.
  • Một số yếu tố khác như: dị ứng thực phẩm, tác dụng phụ của thuốc cũng có thể gây đái máu không đau.
  • Một số loại thuốc ngoại sinh, chẳng hạn như thuốc hóa trị, sẽ gây ra các triệu chứng như viêm bàng quang xuất huyết, đồng thời biểu hiện là tiểu máu không đau.
  • Do cơ thể mất cân bằng âm dương, dương khí hạ hãm ép xuống bàng quang, gây vỡ các mao mạch, từ đó dẫn đến nước tiểu có máu.

Nhiều bệnh nhân thường cho rằng tiểu máu không đau là không có biểu hiện gì bất thường trong cơ thể, không có vấn đề gì nghiêm trọng về sức khỏe. Trên thực tế, nếu có đau hoặc ngứa thì có thể là bệnh lành tính, nhưng tiểu máu không đau có thể là bệnh ác tính.

Để tìm hiểu thêm về tình trạng đi tiểu ra máu, bạn vui lòng click TẠI ĐÂY.

3. Xác định vị trí gây tiểu ra máu không đau

Tiểu máu không đau có thể là dấu hiệu của nhiều vấn đề hệ tiết niệu. Thông tin dưới đây sẽ giúp bạn xác định được vị trí gây ra tình trạng tiểu máu, tiểu máu không đau.

  • Đái máu kèm theo đái ít, đái rắt, buồn tiểu liên tục ở nam giới cao tuổi chủ yếu là do phì đại tuyến tiền liệt. Nếu nam giới trung niên bị đái máu kèm theo đái ít thì có thể do hẹp niệu đạo, sỏi niệu đạo hoặc u bàng quang.
Các khối u có thể gây ra tiểu ra máu không đau
Các khối u có thể gây ra tiểu ra máu không đau
  • Đau bụng kèm đái máu: Đây là một trong những biểu hiện lâm sàng của bệnh sỏi thận, niệu quản.
  • Tiểu máu sau khi vận động gắng sức hoặc lao động chân tay: Đây là một trong những triệu chứng của bệnh sa thận.
  • Đái máu kèm protein niệu: Đái máu do thận là chứng đái máu bắt nguồn từ cầu thận, biểu hiện lâm sàng là đái máu đơn thuần hoặc đái máu kèm protein niệu. Nếu điều trị không dứt điểm, tái phát nhiều lần hoặc bỏ sót điều trị thì có thể dẫn đến nhiễm độc niệu.
  • Tiểu ra máu từng đợt: Tình trạng này có thể do viêm hệ thống tiết niệu, bệnh lao thận, sỏi hoặc khối u tại hệ tiết niệu, chấn thương hệ tiết niệu, tác dụng phụ của thuốc,…
  • Đái ra máu kèm theo các triệu chứng kích thích bàng quang như: tiểu nhiều lần, tiểu gấp, tiểu khó nên nghĩ đến nhiễm trùng tiết niệu.
Nhiễm trùng tiết niệu là nguyên nhân khá phổ biến gây tiểu ra máu
Nhiễm trùng tiết niệu là nguyên nhân khá phổ biến gây tiểu ra máu
  • Tiểu ra máu kèm theo đau thắt lưng, đau vùng thận, sốt thì chủ yếu là do viêm bể thận.
  • Tiểu ra máu sau cơn đau quặn dữ dội thì chủ yếu là sỏi thận hoặc sỏi niệu quản.
  • Đau khi đi tiểu, dòng nước tiểu đột ngột bị ngắt quãng hoặc tiểu khó, chủ yếu là sỏi bàng quang hoặc niệu đạo.
  • Nếu tiểu ra máu khi đứng và biến mất khi nằm, nên xem xét đến chứng thận hư.
  • Tiểu khó kéo dài, tiểu ra máu thì có thể do các bệnh tuyến tiền liệt hoặc nhiễm trùng hệ tiết niệu.

Để xác định vị trí gây tiểu máu, bạn có thể tiến hành thử nước tiểu qua ba cốc nước tiểu: nước tiểu đầu dòng, giữa dòng và cuối dòng. Nếu cốc đầu tiên có tiểu máu thì có thể do ung thư biểu mô niệu đạo. Cốc thứ 2, 3 có máu thì có thể do ung thư biểu mô bàng quang. Nếu cả 3 cốc đều có đái máu thì có thể do tổn thương ở niệu quản – thận.

Thử nước tiểu xác định nguyên nhân đái ra máu
Thử nước tiểu xác định nguyên nhân đái ra máu

Ngoài ra, để khẳng định chính xác vị trí gây tiểu ra máu, người bệnh có thể được chỉ định thực hiện một số phương pháp sau:

  • Xét nghiệm nước tiểu.
  • Chẩn đoán hình ảnh bằng siêu âm bụng, chụp động mạch thận,…
  • Siêu âm tuýp B giúp chẩn đoán thận đa nang, u thận.
  • Nội soi bàng quang để tìm vị trí và tính chất của tình trạng chảy máu.
  • Các kiểm tra khác: Nếu không xác định được nguồn gốc của tiểu máu hoặc nghi ngờ đến từ thận, các bác sĩ có thể chỉ định người bệnh chụp CT hoặc sinh thiết thận.

4. Tiểu ra máu không đau phải làm sao?

Khi bị tiểu ra máu không đau, bạn không nên chủ quan mà nên đi khám bác sĩ để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân, từ đó có cách điều trị sớm, hiệu quả. Tùy vào từng nguyên nhân gây bệnh cụ thể, sẽ có cách chữa đi tiểu ra máu ở phụ nữ, cách chữa đi tiểu ra máu ở nam giới khác nhau.

Khi bị tiểu ra máu, bạn nên thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh
Khi bị tiểu ra máu, bạn nên thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh

Một số biện pháp thường được sử dụng bao gồm:

  • Dùng thuốc điều trị: Người bị tiểu máu không đau có thể được chỉ định dùng thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau, thuốc cầm máu,…
  • Phẫu thuật hoặc tán sỏi: Nếu người bệnh tiểu ra máu do sỏi tiết niệu thì sẽ được phẫu thuật hoặc áp dụng các kỹ thuật tán sỏi để loại bỏ sỏi ra khỏi cơ thể.
  • Hóa – xạ trị: Nếu người bệnh có các khối u, ung thư,… thì sẽ được tư vấn phương pháp hóa, xạ trị phù hợp.

Mời bạn xem bài viết tiểu ra máu ở nam, cách điều trị tiểu ra máu, cách chữa đi tiểu ra máu ở phụ nữ để tìm hiểu chi tiết hơn về các phương pháp chữa tiểu máu hiện nay.

5. Chấm dứt tiểu ra máu hiệu quả nhờ sản phẩm thảo dược 

Bên cạnh các biện pháp điều trị tiểu ra máu ở trên, người bệnh có thể tham khảo và sử dụng kết hợp sản phẩm thiên nhiên với nguồn gốc thảo dược, tiêu biểu là thực phẩm bảo vệ sức khỏe Bảo Niệu Đức Thịnh.

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Bảo Niệu Đức Thịnh
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Bảo Niệu Đức Thịnh

Bảo Niệu Đức Thịnh là sự kết tinh tinh hoa Y học cổ truyền với phương pháp bào chế hiện đại. Sản phẩm được bào chế dạng viên nén với thành phần thảo dược gồm nhiều vị thuốc quý như: Ích trí nhân, Đương quy, Đảng sâm, Hoàng kỳ, Thỏ ty tử, Viễn chí,… có tác dụng cân bằng âm dương cho cơ thể, hỗ trợ điều trị, làm giảm tình trạng tiểu ra máu.

Ngoài ra, Bảo Niệu Đức Thịnh còn giúp tăng cường chức năng chế ước của bàng quang, bổ thận, từ đó hỗ trợ làm giảm tình trạng tiểu dầm, tiểu nhiều lần, tiểu đêm, tiểu không tự chủ, tiểu són, tiểu buốt, tiểu rắt, viêm đường tiết niệu.

Sản phẩm được sản xuất trên dây chuyền hiện đại tại Nhà máy Đông dược đạt chuẩn GMP-WHO, được Bộ Y tế cấp phép sản xuất và lưu hành toàn quốc.

Ra đời hơn 10 năm trên thị trường, Bảo Niệu Đức Thịnh đã đón nhận được sự tin yêu, đánh giá cao của nhiều chuyên gia và người dùng nhờ sự hiệu quả, tác dụng lâu dài và an toàn, không tác dụng phụ. Năm 2019, sản phẩm lọt TOP 100 Thương hiệu – Nhãn hiệu nổi tiếng Đất Việt.

Đối với trẻ nhỏ bị đi tiểu ra máu hoặc những người yêu thích sử dụng dạng siro, bạn có thể tham khảo và sử dụng Thuốc trị Đái dầm Đức Thịnh. Sản phẩm có vị ngọt, mùi thơm, dễ uống, có tác dụng điều trị tiểu ra máu nói riêng và các rối loạn đường tiểu như: đái dầm, tiểu són, tiểu không tự chủ, tiểu buốt, tiểu rắt,… hiệu quả, an toàn. Để tìm hiểu thêm về Thuốc trị Đái dầm Đức Thịnh, mời bạn xem TẠI ĐÂY.

Thuốc Trị Đái dầm Đức Thịnh
Thuốc trị Đái dầm Đức Thịnh

Như vậy, bài viết đã cung cấp các thông tin chi tiết về nguyên nhân, cách chẩn đoán và điều trị tình trạng tiểu ra máu không đau. Nếu bạn có thắc mắc cần được tư vấn thêm, hãy để lại thông tin vào form bên dưới hoặc gọi hotline 087.658.8866 để chuyên gia của Đái dầm Đức Thịnh tư vấn sớm nhất nhé!

Bài viết tương tự